Top 10 game bài đổi thưởng uy tin hàng đầu Việt Nam năm 2023

Trang chủ » Y học thường thức - SK&BL Trẻ em » Sức khỏe và bệnh lý trẻ em » Chăm sóc trước và sau phẫu thuật cho trẻ bị rò luân nhĩ

Chăm sóc trước và sau phẫu thuật cho trẻ bị rò luân nhĩ

Rò luân nhĩ là dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị rò luân nhĩ nếu không xảy ra tình trạng nhiễm trùng thì có thể chung sống với dị tật này. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc vệ sinh cẩn thận thì rò luân nhĩ sẽ gây ra tình trạng viêm, áp xe hoá, ngứa ngáy, khó chịu,… Để tránh bệnh tái đi tái lại nhiều lần, trẻ cần được phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn lỗ rò. Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc trước và sau phẫu thuật cho trẻ bị rò luân nhĩ.

I. TỔNG QUAN

1. Rò luân nhĩ là bệnh gì?

 –  Rò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh khá thường gặp, khi trẻ có một lỗ nhỏ ở trên vành tai. Dị tật rò luân nhĩ được hình thành từ tuần thai thứ 6, chỗ dị tật sẽ xuất hiện một lỗ nhỏ trên vành tai trên và sâu vào trong sụn của trẻ, thậm chí có đường rò lạc chỗ.

 –  Rò luân nhĩ có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên tai, bé gái sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn bé trai, mặc dù rất nhỏ nhưng lỗ rò có thể vào sâu tới phần sụn bên trong.

 –  Trên thế giới, tỷ lệ trẻ mắc bệnh rò luân nhĩ khá thấp (người da trắng chiếm 1%, người Châu Á lên đến 10%). Nếu bệnh xảy ra độc lập thì không có gì đáng lo ngại nhưng nếu đi kèm với các dị tật khác nữa thì có khả năng khiến tình trạng  nặng nề hơn, trẻ sẽ có nguy cơ mắc hội chứng dị tật biểu hiện lên toàn thân, tiêu biểu là hội chứng khe mang – tai – thận (lỗ rò trước tai, nghe kém, viêm thận…)

Hình 1: Hình ảnh lỗ rò luân nhĩ bẩm sinh 2 bên chưa áp xe

2. Triệu chứng của bệnh lý rò luân nhĩ và phương pháp điều trị

Trẻ bị rò luân nhĩ thường không có biểu hiện gì bất thường ngoài một lỗ nhỏ ở trên da vị trí vành tai trên. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì lỗ rò luân nhĩ sẽ gây ra một số triệu chứng như:

 – Triệu chứng toàn thân: Trẻ gần như không hề có triệu chứng toàn thân nào, số ít có sốt lên khi viêm tấy áp xe lỗ rò.

 – Triệu chứng tại chỗ: Trẻ có một hoặc nhiều lỗ nhỏ ở trên da vị trí vành tai hoặc trước tai. Tuy nhiên, trường hợp không được vệ sinh sạch sẽ thì sẽ gây ra một số triệu chứng như:

  • Miệng ống rò chảy ra chất dịch có mùi hôi, màu trắng.
  • Gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho trẻ.
  • Trường hợp nặng có thể gây phình ra nang, bội nhiễm tạo thành ổ áp xe rò luân nhĩ.

 –  Sau khi tiến hành thăm khám và thực hiện xét nghiệm để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh ở trẻ thì bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị. Thông thường, nếu trẻ có dấu hiệu bị nhiễm trùng các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh phù hợp với độ tuổi và mức độ bệnh ở trẻ. Trường hợp lỗ rò luân nhĩ bị viêm nặng nhưng nang vẫn chưa bị vỡ thì có thể kết hợp điều trị vừa sử dụng thuốc kháng sinh vừa sử dụng phương pháp phẫu thuật rò luân nhĩ để có thể loại bỏ hoàn toàn lỗ rò, tránh bệnh tái phát nhiều lần.

–  Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đường rò luân nhĩ được thực hiện bằng cách gây mê toàn thân và có thể kéo dài trong khoảng từ 20 – 60 phút cho mỗi bên. Thời điểm phẫu thuật là khi trẻ chưa bị viêm hoặc sau khi lỗ rò bị nhiễm trùng và viêm đã ổn định.

Hình 2: Rò luân nhĩ tái phát và áp xe rò luân nhĩ

II. NỘI DUNG

1. Mục tiêu cần đạt được khi chăm sóc trẻ trước và sau phẫu thuật

–  Trước và sau phẫu thuật lấy đường rò luân nhĩ cho trẻ cần được chăm sóc tốt để phòng những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Do đó, đối với điều dưỡng chăm sóc trẻ phải đạt được 3 mục tiêu sau:

  • Chuẩn bị tốt bệnh nhi trước phẫu thuật.
  • Chăm sóc và theo dõi bệnh nhi: 6h đầu và 24h tiếp theo sau phẫu thuật.
  • Hướng dẫn bệnh nhi thủ tục ra viện.

2. Các vấn đề ưu tiên chăm sóc

Vấn đề Thực hiện chăm sóc Lý do
Chuẩn bị tốt bệnh nhi trước phẫu thuật

+ Bệnh nhi được bác sĩ chuyên khoa khám sàng lọc trước gây mê, nắm rõ tiền sử dị ứng thuốc và bệnh sử một số bệnh khác (nếu có).

+ Cho bệnh nhi nhịn ăn trước phẫu thuật: 2 giờ đối với nước lọc và nước đường, 4 giờ đối với sữa mẹ, 6 giờ đối với sữa tươi và sữa công thức, 8 giờ đối với súp, cháo, cơm, mì, bún, phở, xúc xích, bánh ngọt…

+ Hướng dẫn gia đình cắt tóc sạch vùng phẫu thuật và gội đầu sạch sẽ cho trẻ.

+ Động viên trẻ và gia đình thực hiện nhin ăn theo đúng kế hoạch phẫu thuật.

+ Phòng dị ứng thuốc gây mê, co thắt khí phế quản, rụng răng vào đường thở,…

+ Tránh trào ngược dạ dày gây viêm phổi hít sặc, dị vật đường thở,…

+ Hạn chế nhiễm trùng vết mổ.

+ Làm giảm lo lắng cho trẻ và gia đình.

Chăm sóc hậu phẫu 6 giờ đầu  – Trẻ sau phẫu thuật 6 giờ đầu phải được theo dõi ít nhất 30 phút đến 1 giờ/lần các dấu hiệu sau:

+ Theo dõi thần kinh: Đánh giá theo thang điểm AVPU (mức độ ý thức của bệnh nhân) giai đoạn đầu khi chưa thoát mê trẻ dễ kích thích, quấy khóc, dễ bị ngã, phải theo dõi liên tục cho đến khi bệnh nhi tỉnh hoàn toàn.

+ Theo dõi dấu hiệu hô hấp: SpO2, tần số thở và kiểu thở. Cần để trẻ nằm mặt nghiêng sang 1 bên, tránh ứ đọng đờm dãi, hít sặc. Dấu hiệu thở nguy hiểm: tím tái, thở rít, thở nhanh nông, tụt lưỡi,…cần phải báo bác sĩ ngay xử trí kịp thời.

+ Theo dõi tuần hoàn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, Refil. Theo dõi tại vết mổ có thấm dịch hoặc máu không?

+ Theo dõi đau: Khi trẻ tỉnh, có thể kêu đau do vết mổ hoặc đau họng sau rút ống thở, kêu đói, cần giải thích động viên trẻ và gia đình.

+ Thực hiện y lệnh: dùng thuốc kháng sinh dự phòng, thuốc giảm đau theo giờ.

+ Chăm sóc dinh dưỡng: Sau phẫu thuật 1-2 giờ trẻ có thể uống nước lọc, sữa nguội màu trắng vị ngọt từ từ ít một, tránh nôn, sặc.

+ Vệ sinh: Súc họng nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý, uống nước lọc nguội ít một thường xuyên, nhất là trước và sau khi uống sữa.

+ Vận động và nghỉ ngơi: trẻ nên nằm nghỉ ngơi tại giường, chỉ được hỗ trợ đi lại khi thật cần thiết.

+ Phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm tính mạng ngay sau thoát mê đến 6 giờ đầu hậu phẫu, tránh ngã trẻ.

+ Phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy do tư thế hoặc dịch tiết ứ đọng.

 

+ Phát hiện sớm các dấu hiệu chảy máu vết mổ.

+ Phát hiện sớm để đánh giá đau và dùng y lệnh giảm đau hiệu quả.

+ Phòng bội nhiễm và giảm đau hiệu quả sau phẫu thuật.

+ Phòng hạ đường huyết, thiếu hụt dinh dưỡng.

+ Giảm đau, giữ vệ sinh vết mổ.

+ Phòng choáng, ngất do thuốc mê chưa hết.

Chăm sóc hậu phẫu 24 giờ tiếp theo  – Trẻ sau phẫu thuật 24 giờ tiếp theo cần được theo dõi 3 đến 6 giờ/ lần, khi này trẻ đã tỉnh hoàn toàn, ăn nuốt và giao tiếp bình thường:

+ Theo dõi tuần hoàn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp. Mạch và nhiệt độ có thể tăng trong giai đoạn này do phản ứng của cơ thể sau cuộc phẫu thuật, cần giải thích cho gia đình bớt lo lắng.

+ Theo dõi tại vết khổ: có khô không, hoặc, thấm dịch, thấm máuThay băng đánh giá vết mổ, ngày 1 lần hoặc khi bất thường.

+ Theo dõi đau: Dùng thuốc giảm đau đúng và hiệu quả theo y lệnh khi trẻ kêu đau họng nhiều, nếu đau ít cần động viên trẻ và gia đình, nên uống thêm từng ngụm nước lọc nguội ít một nhiều lần.

+ Thực hiện y lệnh: dùng thuốc kháng sinh dự phòng, thuốc giảm đau theo giờ, các y lệnh cận lâm sàng khác…

+ Chăm sóc dinh dưỡng: Ngoài uống sữa nguội hàng ngày theo nhu cầu thì trẻ cần bổ sung cháo, cơm nát, mềm, lỏng, nguội, đa dạng nhóm thực phẩm và ăn bình thường trong những ngày tiếp theo.

+ Vệ sinh: Duy trì súc họng nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý, uống nước lọc nguội ít một thường xuyên, nhất là trước và sau khi ăn uống, đánh răng bình thường.

+ Vận động và nghỉ ngơi:Trẻ cần vận động nhẹ nhàng, đi lại trong buồng bệnh, hạn chế dùng sách báo, điện thoại, ipad.

+ Phát hiện sớm các dấu hiệu chảy máu vết mổ.

+ Phát hiện sớm sốt ≥ 38,5 độ C báo bác sỹ cho y lệnh hạ sốt, theo dõi tình trạng bội nhiễm.

+ Phát hiện sớm các dấu hiệu chảy máu vết mổ.

+ Trẻ đau nhiều sẽ ăn uống kém, thiếu hụt dinh dưỡng hoặc quấy khóc ảnh hưởng đến vết mổ.

+ Phòng bội nhiễm và giảm đau hiệu quả sau phẫu thuật.

+ Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ nhanh hồi phục.

+ Giữvệ sinh miệng họng sau gây mê toàn thân.

+ Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi hợp lý.

Chăm sóc bệnh nhi ra viện

– Trẻ thường được bác sĩ khám lại và cho ra viện sau 24 giờ phẫu thuật ổn định, trường hợp đặc biệt sẽ giữ lại theo dõi thêm, tùy tình trạng.

+ Nhắc lại lịch tái khám theo hẹn và dấu hiệu bất thường cần tái khám ngay cơ sở y tế gần nhất: chảy máu vết mổ, sung đỏ, mưng mủ vết mổ, đau tăng, sốt ≥ 38,5 độ C, sốt cao rét run, đáp ứng kém thuốc hạ sốt và giảm đau.

+ Hướng dẫn trẻ dùng đơn thuốc ra viện, đặc biệt là thuốc giảm đau cần dùng đúng và khi thật cần thiết.

+ Đảm bảo hết thuốc mê và vết mổ ổn định.

+ Gia đình nhớ lịch hẹn tái khám và phát hiện sớm các dấu hiệu chảy máu vết mổ để kịp thời xử lý.

+ Tránh lạm dụng thuốc giảm đau.

3. Diễn biến và biến chứng sau phẫu thuật

Diễn biến sau phẫu thuật

  • Toàn thân: Trẻ tỉnh táo gần như hoàn toàn trong ngày đầu phẫu thuật.
  • Liền thương vết mổ thường bắt đầu diễn ra trong 1-2 ngày sau phẫu thuật. Quá trình này diễn ra từ từ và đôi khi có thể chậm lại do bội nhiễm, cần thay bang đánh giá vết mổ ngày 1-2 lần để tránh biến chứng này, có thể cắt chỉ sau 7-10 ngày, khi vết mổ đã liền da tốt và khô.
  • Đau họng và vết mổ có thể xuất hiện ngay sau mổ và giảm dần trong 1-2 ngày đầu, thường do vị trí đặt ống nội khí quản.

Biến chứng sau phẫu thuật

  • Nhiễm trùng vết mổ: Với biểu hiện là sưng tấy mủ tại vết mổ hoặc có thể sốt. Đó là tình trạng bội nhiễm vết mổ đường rò luân nhĩ sau phẫu thuật. Thường sốt là triệu chứng ít gặp sau phẫu thuật rò luân nhĩ, đa phần là sốt nhẹ do phản ứng cơ thể sau cuộc phẫu thuật, thường hết sau 1-2 ngày. Một số ít gặp sốt cao do nhiễm trùng cơ hội, cần thăm khám tổng thể để điều trị phối hợp.
  • Tái phát: Sau thời gian trẻ điều trị phẫu thuật thì vết mổ sưng đau lại lỗ rò luân nhĩ chảy dịch tái phát. Trường hợp ít gặp này thường được điều trị nội khoa mội thời gian cho hết tình trạng viêm và xem xét chỉ định phẫu thuật lấy đường rò lần nữa, số hiếm khác là đường rò tái phát nhiều lần.

Hình 3: Vết mổ rò luân nhĩ sau phẫu thuật

TÀI LIỆU THAM KHẢO

– “Rò luân nhĩ: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách vệ sinh” – Báo điện tử, đăng ngày 10/06/2022, Biên tập BS Thúy Hằng.

– “Rò luân nhĩ là gì, có phải là bệnh nguy hiểm không?” – Báo điện tử, đăng ngày 08/12/2022, Biên tập BS.Vũ Thanh Tuấn.

– “Standardized surgical strategy for the treatment of preauricular sinus to reduce recurrence”. Park H, Seong J, Park H, Yeo H.Arch Craniofac Surg. 2023 Oct; 24(5):223-229.

– Kim JR, Kim do H, Kong SK, Gu PM, Hong TU, Kim BJ, et al. Congenital periauricular fistulas: possible variants of the preauricular sinus. Int J Pediatr Otorhinolaryngol. 2014 Nov. 78(11):1843-8.

CNĐD Nguyễn Cẩm Linh, ĐDCKI Nguyễn Thị Ánh Hồng (Khoa Tai – Mũi – Họng)
Biên tập: Phòng Thông tin điện tử – Viện ĐT&NCSKTE

Chuyên mục: Sức khỏe và bệnh lý trẻ em

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em