Tác giả: PGS-TS Ninh Thi Ứng.
Khoa Thần Kinh- game bài đổi thưởng uy tin
Tự kỷ là tự phong toả, những rối nhiễu đặc hiệu trong việc không thể thiết lập các mối quan hệ tương tác với xã hội bên ngoài.
Đây là một tình trạng khiếm khuyết phức tạp về các khả năng phát triển của não bộ, tiến triển trong ba năm đầu đời của đứa trẻ, thường xẩy ra cho bất kỳ một đứa trẻ nào , không lệ thuộc vào dân tộc, xã hội hay trình độ phát triển của cha mẹ.
Chứng tử kỷ làm cho đứa trẻ mất khả năng giao tiếp, nhất là về phương diện ngôn ngữ và có thể gây tổn thương cho chính đứa trẻ vì các hành động tự gây hại, và quậy phá của trẻ.
Một số đặc điểm quan trọng :
-Thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với người khác.
-Thể hiện, hành động rất giống nhau trong cách chọn lựa các thói quen hàng ngày.
-Không hề nói năng hoặc cách nói rất kỳ dị, nói tuỳ thích.
-Rất thích xoay chuyển các đồ vật và thao tác khéo léo hoặc có những động tác định hình.
-Có kỹ năng cao về ý thức không gian, có trí nhớ vẹt trong khi lại rất khó khăn trong việc học tập các lĩnh vực khác.
– Bề ngoài có vẻ nhanh nhẹn, thông minh, dễ thương.
Những biểu hiện như trên có thể nhận biết từ khi trẻ 12 tháng cho đến khoảng 30 tháng tuổi.
Ngày nay, hiện tượng tự kỷ được xem là một trong các dạng loạn tâm ở trẻ em.
Nhiều bậc phụ huynh đau buồn vì đã có một đứa con có những hành vi mà họ không thể hiểu nổi, họ nghĩ là do họ gây ra những sai lầm, khiến họ trở nên mặc cảm và không tin rằng họ có thể giúp cho con mình được nữa. Các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy các hành vi của trẻ Tự kỷ thường là kết quả của các rối loạn trong sự phát triển từ khi trẻ mới ra đời hoặc trong những năm đầu và đa số là do thể chất chứ không hoàn toàn là do cách nuôi dạy của cha mẹ.
Đa số trẻ tự kỷ thường có khó khăn rõ rệt khi tập thể dục và trong các trò chơi, chúng chỉ có thể bắt chước một số động tác đơn giản, nhưng khi các động tác trở nên phức tạp hơn thì trẻ không thể nắm bắt được, nhất là trong các trò chơi phối hợp với đồng bạn.
Cần lưu ý đặc biệt đến các loại hành vi sau đây:
-Hành vi lặp đi lặp lại một số động tác.
-Hành vi thiếu thích nghi hay cứng nhắc.
-Hành vi thiếu thích thú, không biết vui đùa.
Như vậy trước một trẻ có bất thường về tâm vận động nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế có các : chuyên khoa thần kinh, tâm thần, chuyên viên tâm lý lâm sàng, chuyên viên tâm vận động, chuyên viên chỉnh âm, giáo dục viên đặc biệt, để có sự tư vấn có phương hướng giáo dục đặc biệt.
Việc trị liệu cho trẻ tự kỷ đòi hỏi lâu dài kiên trì nhiều năm, trên nguyên tắc: can thiệp từng bước vào sự phát triển vận động và tâm lý theo các lứa tuổi khac nhau.
– Tập vận động thô qua các dụng cụ vận động đơn giản, dạy cho trẻ biết vẫy tay. Chơi trò chơi xếp các khối hình vuông.
– Tập vận động tinh tế: biết cầm viên bi bằng 2 ngón tay ( ngón cái và ngón trỏ). Biết cầm bút, vẽ trên giấy, năn hình, tô màu.
– Tạo cho trẻ không gian giao tiếp. Như là dạy cho trẻ biết vẫy tay, biết chơi các trò trẻ con và hát theo động tác bằng cách đứng ở phía sau trẻ, cầm lấy cánh tay và tập cho đến khi trẻ có thể tự vận động, phải thật kiên trì với trẻ.
Moi kỹ năng khác cũng phải dạy theo cách đó vì đứa trẻ thiếu sự thúc đẩy bên trong để bắt chước người khác.
– Luyện nói cho trẻ. Kể những câu chuyện từ đơn giản đến phức tạp dần (phụ thuộc vào tuổi)
– Biết cách kích thích tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phép trẻ em trở nên chủ động trong các hành động và lời nói
Mọi kỹ năng khác cũng phải dạy theo cách đó vì đứa trẻ thiếu sự thúc đẩy bên trong để bắt chước người khác.
Điêù trị trẻ tự kỷ
1.Nguyên tắc:
-Can thiệp sớm, can thiệp từng bước, đòi hỏi lâu dài
– Có chương trình giáo dục, phục hồi chức năng vào sự phát triển vận động tâm lý cho từng BN.
– Có chương trình điều trị hành vi.
– Điều trị thuốc cho những trẻ tăng động, giảm chú ý, rối loạn cảm xúc.
2. Các nhóm thuốc điều trị tăng động giảm chú ý, rối loạn cảm xúc.
-. Nhóm kích thích (stimulants): Methylphenidate (Ritalin) liều 0,3-0,1mg/kg, Dextroamphetamine liều 0,2-0,8mg/kg, Pemoline (Cylert).
-. Đồng vận alpha: Clonidine (Catapres) còn có tác dụng hạ huyết áp, liều 0,15-0,4mg/ngày.
– Chống trầm cảm: Amitriptilin liều 1-2 mg/kg.
– Bình ổn trạng thái: Tegretol 5-10 mg/kg, Depakote 10-20mg/kg
– Chẹn Beta: Propanolol
– Giảm lo âu: Clonazepam.
-An thần kinh: Haloperidol 1-1,5 mg/ngày tăng dần liều. Risperidol 0,5-1mg/ngày. Aminazine 0,1mg/kg.(theo đơn của bác sỹ).
Tóm lại: Trẻ tự kỷ cần được trị liệu liên tục lâu dài, kết hợp gia đình và trung tâm tập luyện về vận động, hành vi, lời nói.
.