Top 10 game bài đổi thưởng uy tin hàng đầu Việt Nam năm 2023

Trang chủ » Nghiên cứu khoa học » Viêm màng não mủ

Viêm màng não mủ

Tác giả: PGS.TS Lê Thanh Hải
Viêm màng não mủ (VMNM) là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do các tác nhân gây bệnh có khả năng sinh mủ (chủ yếu là một số loại vi khuẩn) xâm nhập vào màng não gây nên. Là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em, nhiều nhất là ở lứa tuổi dưới 5 tuổi, tỷ lệ tử vong và di chứng cao. Ba loại vi khuẩn gêy bệnh viêm màng não mủ hay gặp nhất là: phế cầu (Streptococcus pneumonia); H. influenza (Haemophilus influenza); não mô cầu (Neisseria meningitidis). Riêng ở giai đoạn sơ sinh vi khuẩn gây bệnh thường gặp là: Escherichia coli, Listeria monocytogenes, B.streptococcus. Ngoài ra nhiều loại vi khuẩn và nấm khác cũng có thể là căn nguyên gây VMNM nhưng ít gặp hơn và thường xảy ra trên những người bệnh có tình trạng suy giảm miễn dịch, khuẩn huyết .v.v.
Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định dựa trên các biểu hiện lâm sàng và nhất thiết phải dựa trên kết quả xét nghiệm dịch não tuỷ.
Lâm sàng
Biểu hiện lâm sang của bệnh nhân bị VMN nói chung thường phối hợp các triệu chứng sốt, kích thích và/hoặc li bì, ở bệnh nhi trên18 tháng thường có them dấu hiệu cổ cứng. Trẻ dưới 3 tháng tuổi dấu hiệu lâm sang thường kín đáo hơn. Dấu hiệu lâm sang của VMNM và VMN không gây mủ (chủ yếu do virus) thường giống nhau, tuy nhiên trong VMNM dấu hiệu lâm sang thường nặng hơn và bệnh VMN do virus lại thường xảy ra theo mùa.
Có thể thấy biểu hiện lâm sàng VMNM ở trẻ em trên 18 tháng tuổi như sau:
          Sốt, hội chứng nhiễm khuẩn: thường sốt cao đột ngột, có kèm theo long đường hô hấp trên, quấy khóc hoặc li bì, mệt mỏi, ăn kém, da tái xanh.
          Hội chứng màng não: các dấu hiệu cơ năng: nôn tự nhiên và buồn nôn, đau đầu (ở trẻ nhỏ thường quấy khóc hoặc khóc thét từng cơn), táo bón (ở trẻ nhỏ thường gặp tiêu chảy), có thể có biểu hiện sợ ánh sáng, nằm tư thế cò súng. Các dấu hiệu thực thể: gáy cứng (ở trẻ nhỏ có thể gặp dấu hiệu cổ mềm), dấu hiệu Kernig, Brudzinsky, vạch màng não… dương tính. Trẻ nhỏ còn thóp thường có dấu hiệu thóp trước phồng hoặc căng, li bì, mắt nhìn vô cảm.
          Các biểu hiện khác: co giật, liệt khu trú, rối loạn tri giác – hôn mê, ban xuất huyết hoại tử hình sao (gặp trong nhiễm não mô cầu). Các dấu hiệu của sốc nhiễm khuẩn.
          Riêng ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tháng tuổi: bệnh thường xảy ra trên trẻ đẻ non, nhiễm khuẩn ối, ngạt sau đẻ. Hội chứng nhiễm khuẩn thường không rõ rệt, có thể không sốt, thậm chí còn hạ thân nhiệt, hội chứng màng não cũng không đầy đủ hoặc kín đáo. Trẻ thường bỏ bú, nôn trớ, thở rên, thở không đều hoặc có cơn ngừng thở, thóp phồng hoặc căng nhẹ, bụng trướng, tiêu chảy, giảm trương lực cơ, mất các phản xạ sinh lý của trẻ sơ sinh và có thể co giật.
Cận lâm sàng
          Xét nghiệm dịch não tuỷ: quan trọng nhất và có tính chất quyết định cho chẩn đoán. Cần tiến hành chọc dịch não tuỷ sớm ngay khi khám xét lâm sang có nghi ngờ VMNM. Đặc điểm biến đổi dịch não tuỷ trong VMNM và VMN virus được mô tả ở bảng dưới. Dịch não tuỷ đục như nước dừa non, nước vo gạo hoặc như mủ. Soi hoặc cấy dịch não tuỷ xác định được vi khuẩn gây bệnh. Xét nghiệm sinh hoá dịch não tuỷ thấy nồng độ protein cao (thường trên 1g/lít), glucose giảm dưới 2,2mmol/lit – có khi chỉ còn vết; tế bào tăng cao – từ vài trăm tới hàng nghìn/mm3, trong đó bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế.
Các xét nghiệm cận lâm sàng khác
          Công thức máu thường thấy bạch cầu tăng cao, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính chiếm ưu thế; ở trẻ nhỏ thường giảm nồng độ huyết sắc tố (thiếu máu).
          Cấy máu và cấy dịch tỵ hầu, dịch hút tại ổ xuất huyết hoại tử…có thể xác định được vi khuẩn gây bệnh.

          Ngoài ra có thể chụp cắt lớp vi tính sọ não, siêu âm qua thóp… để xác định các biến chứng có thể gặp; các xét nghiệm DNT giúp cho chẩn đoán phân biệt những trường hợp VMNM không điển hình (thường do điều trị kháng sinh không đúng trước đó) như PCR, ELISA đặc hiệu, nồng độ LDH, acid lactic… và các xét nghiệm giúp cho điều trị toàn diện như điện giải đồ, khí máu,…

 

Tài liệu hoàn chỉnh ( xem tệp đính kèm)
Chuyên mục: Nghiên cứu khoa học

Bài viết liên quan

Thời gian làm việc

  • Hành chính: 7h00 - 16h30 (thứ 2 - 6)
  • Khám & Cấp cứu: 24/24

BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
ĐI ĐẦU & DẪN ĐẦU

  • Đội ngũ giáo sư, chuyên gia số 1 trong ngành nhi khoa Việt Nam
  • Cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại bậc nhất
  • Các công trình nghiên cứu y khoa dẫn đầu ngành
  • Áp dụng Bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đầy đủ
  • Chi phí khám chữa bệnh hợp lý nhất
  • Chăm sóc chu đáo, toàn diện cho trẻ em